Điện toán đám mây và Blockchain: Công nghệ nào phù hợp với doanh nghiệp?

 Điện toán đám mây và công nghệ chuỗi khối (blockchain) hiện là 2 xu hướng công nghệ được ứng dụng phổ biến hiện nay. Vậy điện toán đám mây và blockchain có gì giống và khác nhau? Ưu nhược điểm của 2 công nghệ này thế nào? Nên sử dụng điện toán đám mây hay Blockchain hiệu quả hơn? Hãy cùng oneSME tìm lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Điểm giống nhau giữa điện toán đám mây và Blockchain

Điện toán đám mây và Blockchain là hai hình thức công nghệ được nhiều doanh nghiệp và người dùng sử dụng hiện nay. Theo đó, cả hai công nghệ này đều cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả. Trong đó:

  • Điện toán đám mây: Là mô hình dịch vụ đám mây cho phép người dùng truy cập tài nguyên điện toán dùng chung như: Mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ thông qua kết nối mạng để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu, thông tin một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi theo yêu cầu. Người dùng có thể dễ dàng thiết lập hoặc hủy bỏ dịch vụ nhanh chóng mà không cần sự can thiệp của nhà cung cấp.

  • Blockchain: Là công nghệ chuỗi khối cho phép người dùng lưu trữ và truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa phức tạp. Các dữ liệu mới sẽ được ghi nối cùng dữ liệu cũ giúp tạo ra chuỗi dữ liệu được giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn và bảo mật cao.

Tuy có điểm tương đồng như trên, nhưng điện toán đám mây và blockchain lại có nhiều khác biệt nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng. Hãy theo dõi phần tiếp theo được chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Điện toán đám mây và blockchain đều cho phép lưu trữ và chia sẻ dữ liệu

2. Điểm khác nhau giữa điện toán đám mây và blockchain

Có 7 điểm khác nhau giữa điện toán đám mây và blockchain bao gồm các tiêu chí: Bản chất dịch vụ, tính bảo mật, chi phí, mô hình, tốc độ, ứng dụng và khả năng hiển thị dữ liệu. Cụ thể như sau:

Tiêu chí

Điện toán đám mây

Blockchain

Bản chất dịch vụ

Là mô hình dịch vụ đám mây được cung cấp bởi bên thứ ba 

Là hệ thống lưu trữ dữ liệu được mã hóa phức tạp

Bảo mật

Tính bảo mật tương đối tốt,  tuy nhiên vẫn tồn tại lỗ hổng do đây là môi trường cung cấp tài nguyên dùng chung cho nhiều người

Khả năng bảo mật và an toàn cao do hệ thống mã hóa phức tạp

Chi phí

Không cần trả phí cơ sở hạ tầng nhưng phải trả phí duy trì dịch vụ cho nhà cung cấp

Không mất phí duy trì dịch vụ nhưng cần đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng ban đầu và bảo trì về sau

Mô hình

Dữ liệu được lưu trữ tập trung 

Dữ liệu được phân cấp

Tốc độ

Xử lý dữ liệu nhanh chóng

Cần xác minh giao dịch nên tốc độ xử lý chậm hơn


Ứng dụng

Ứng dụng đa dạng ngành nghề cần khả năng lưu trữ, chia sẻ, cộng tác dữ liệu tốt như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu,...

Ứng dụng trong nhiều ngành nghề cần tính toàn vẹn của dữ liệu như các chuỗi cung ứng, giáo dục, sức khỏe, bán hàng,... 

Khả năng hiển thị dữ liệu

Dữ liệu có thể hiển thị công khai hoặc riêng tư

Dữ liệu hiển thị minh bạch với tất cả những ai có quyền truy cập

2.1. Dịch vụ

  • Điện toán đám mây

Là công nghệ cung cấp các dịch vụ và phụ thuộc nhiều vào bên thứ 3. Điện toán đám mây hiện cung cấp 3 định dạng dịch vụ chính gồm: Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS), Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) và Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS). 

  • Blockchain

Không cung cấp dịch vụ nào và không phụ thuộc vào bên thứ 3. Thay vào đó, blockchain cung cấp hệ thống mã hóa dữ liệu phức tạp, giúp lưu trữ dữ liệu dưới dạng chuỗi - khối như một tài sản kỹ thuật số của doanh nghiệp.

2.2. Bảo mật

  • Điện toán đám mây

Dữ liệu được lưu trữ trên các máy chủ trung tâm với hệ thống tường lửa và công nghệ bảo mật tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, tính toàn vẹn dữ liệu không được đảm bảo tuyệt đối do có thể dễ dàng thay đổi, chỉnh sửa hay giả mạo. 

  • Blockchain

Dữ liệu được mã hóa theo các tiêu chuẩn phức tạp, có tính toàn vẹn dữ liệu cao, không thể chỉnh sửa hay giả mạo. Tuy nhiên, blockchain vẫn có lỗ hổng bảo mật trong quá trình xác minh  dữ liệu.

2.3. Chi phí

  • Điện toán đám mây

Thường được đánh giá là ít tốn kém hơn so với blockchain do doanh nghiệp chỉ cần trả phí cho dung lượng lưu trữ và băng thông để duy trì dịch vụ. Đặc biệt, người dùng có thể linh hoạt trả phí tùy theo mức độ sử dụng, giúp tối ưu chi phí hiệu quả.

  • Blockchain

Blockchain không cần trả phí để duy trì dịch vụ cho bên thứ 3. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng để đảm bảo lưu trữ dữ liệu hiệu quả. Đồng thời, cần chi trả thêm các khoản về nhân sự bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy móc, hạ tầng trong quá trình sử dụng.

2.4. Mô hình

  • Điện toán đám mây

Tất cả dữ liệu được lưu trữ tập trung tại một trung tâm dữ liệu. Người dùng có thể thực hiện các thao tác, hành động thông qua internet một cách dễ dàng, nhanh chóng ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào.

  • Blockchain

Dữ liệu được phân cấp và lưu trữ phi tập trung. Người dùng có thể lưu dữ liệu ở nhiều nơi khác nhau và không bị can thiệp bởi bên thứ 3.

2.5. Tốc độ

  • Điện toán đám mây

Dễ dàng xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng, hiệu quả thông qua internet ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ khi nào. Điều này giúp tạo thuận lợi trong quá trình sử dụng và nâng cao hiệu suất cho người dùng.

  • Blockchain

Tốc độ xử lý có thể chậm hơn do các cơ chế đồng thuận được dùng để xác minh dữ liệu. Người dùng sẽ mất thời gian chờ đợi thay vì có thể xử lý ngay lập tức.

2.6. Ứng dụng

  • Điện toán đám mây

Điện toán đám mây được xem là công cụ đa năng phù hợp với nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Điện toán thường được sử dụng cho những công việc như lưu trữ, chia sẻ, cộng tác dữ liệu. Do đó, các ngành ứng dụng điện toán đám mây thường thuộc các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu. Ví dụ một số doanh nghiệp sử dụng điện toán đám mây như: Amazon Web Services (AWS), Alibaba Cloud, Google, IBM, Microsoft,...

  • Blockchain

Blockchain được ứng dụng mạnh mẽ trong các ngành cần tính minh bạch và toàn vẹn dữ liệu như chăm sóc sức khỏe, chuỗi cung ứng, bán lẻ, năng lượng, giáo dục,... Ví dụ các dự án sử dụng công nghệ blockchain như Ethereum, Bitcoin, Hyperledger Fabric, Quorum,...

2.7. Khả năng hiển thị dữ liệu

  • Điện toán đám mây

Cho phép hiển thị dữ liệu công khai hoặc riêng tư tùy theo ý muốn của người dùng. Người dùng khác khi muốn xem dữ liệu ở chế độ riêng tư thì cần được sự đồng ý của người sở hữu.

  • Blockchain

Bất kỳ người dùng nào có quyền đều có thể xem và truy xuất nguồn gốc của dữ liệu được lưu trong đó.

3. Doanh nghiệp nên dùng điện toán đám mây hay blockchain

Cả điện toán đám mây và blockchain đều có những ưu - nhược điểm riêng biệt. Do đó, để chọn lựa được công nghệ phù hợp, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố về đặc điểm và mục đích sử dụng. Cụ thể:

Công nghệ

Ưu điểm

Nhược điểm

Điện toán đám mây

- Phí trả trước thấp, không cần đầu tư phần cứng, dễ dàng bắt đầu với mọi doanh nghiệp

- Không cần nâng cấp phần mềm hay bảo trì phần cứng

- Sử dụng công nghệ tường lửa và bảo mật tân tiến để ngăn chặn tấn công mạng

- Cho phép doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động kinh doanh thay vì tốn thời gian, chi phí cho các nguồn lực khác

- Khả năng mở rộng linh hoạt và nhanh chóng

- Truy cập dữ liệu dễ dàng, mọi lúc mọi nơi

- Cho phép thử nghiệm ứng dụng/công nghệ trước khi triển khai

- Lưu trữ dữ liệu tập trung làm tăng nguy cơ hỏng/mất dữ liệu khi bị tấn công

- Dễ lỗi phần cứng vật lý do các sự cố như mất điện, hỏng máy chủ, gây ảnh hưởng đến khả năng truy cập và có thể làm gián đoạn kinh doanh

- Dễ bị tấn công mạng, dữ liệu không có tính toàn vẹn và khả năng bị giả mạo cao

- Hiệu quả chi phí thấp khi ứng dụng ở cấp doanh nghiệp

- Bị phụ thuộc vào bên thứ 3 cung cấp dịch vụ, nếu nhà cung cấp gặp sự cố thì doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng

Blockchain

- Tính bảo mật cao do sử dụng công nghệ mã hóa phức tạp, mọi giao dịch đều cần xác minh, chứng thực

- Dữ liệu phân tán, phân cấp nên rất khó thay đổi thông tin hay giả mạo, bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu

- Quyền riêng tư tốt hơn do dữ liệu sẽ không bị chia sẻ với bên thứ 3

- Dễ dàng tự động hóa các giao dịch thông qua công nghệ mã hóa của blockchain

- Tính hiệu quả cao hơn vì không có các điểm lỗi tập trung

- Cần số lượng người dùng nhất định để đảm bảo giá trị của hệ thống mã hóa không bị giảm

- Công nghệ phức tạp nên cần hệ thống cơ sở hạ tầng có khả năng xử lý mạnh mẽ mới có thể làm việc hiệu quả

- Tốn thời gian xử lý các giao dịch, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc

- Tỷ lệ người dùng thấp gây ảnh hưởng đến độ tin cậy, an toàn của nền tảng

- Thiếu khả năng tương tác do khả năng kết nối với cơ sở hạ tầng của người dùng thấp. Nếu muốn kết nối, người dùng cần sử dụng và cài đặt nhiều nền tảng khác nhau

3.1. Trường hợp nên sử dụng điện toán đám mây

Như vậy, các doanh nghiệp nên sử dụng điện toán đám mây khi:

  • Chi phí ban đầu thấp, ít vốn, muốn tập trung và phân bổ chi phí cho các hoạt động kinh doanh khác thay vì dồn nguồn lực cho một hệ thống dữ liệu.

  • Cần sự linh hoạt trong việc mở rộng - thu hẹp quy mô sử dụng, có thể trả phí theo dung lượng đã sử dụng.

  • Cần khả năng truy cập dữ liệu nhanh chóng, đơn giản ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ khi nào.

Doanh nghiệp sử dụng điện toán đám mây khi cần khả năng mở rộng linh hoạt và chi phí đầu tư ban đầu thấp

3.2. Trường hợp nên sử dụng blockchain

  • Yêu cầu tính bảo mật cao trong mọi giao dịch và xử lý dữ liệu.

  • Cần đảm bảo các yếu tố về thông tin, dữ liệu không bị sao chép, thay đổi hay giả mạo, không bị chia sẻ với bên thứ 3.

  • Yêu cầu sự ổn định trong quá trình sử dụng và lưu trữ dữ liệu, không bị ảnh hưởng bởi bên thứ 3.

Blockchain thích hợp với những doanh nghiệp yêu cầu tính bảo mật cao

4. Có thể sử dụng kết hợp điện toán đám mây và blockchain không?

Điện toán đám mây và blockchain là hai công nghệ có nhiều điểm khác biệt, tuy nhiên doanh nghiệp hoàn toàn CÓ THỂ sử dụng kết hợp với nhau. Khi kết hợp điện toán đám mây và blockchain sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Tăng cường bảo mật và quyền riêng tư: Với tính chất lưu trữ dữ liệu phi tập trung sẽ giúp đảm bảo dữ liệu được an toàn, tin tặc gần như không thể xâm nhập vào hệ thống. Bên cạnh đó, mọi giao dịch đều cần xác minh trước khi ghi lại trong hệ thống nên sẽ giúp hạn chế hành vi gian lận và giả mạo dữ liệu.

  • Cải thiện hiệu quả chi phí và khả năng mở rộng: Công nghệ chuỗi khối cùng khả năng mở rộng của đám mây, quá trình xử lý dữ liệu sẽ nhanh hơn, bảo mật hơn, tăng cường khả năng chia sẻ và mở rộng theo nhu cầu sử dụng.

  • Tính sẵn sàng và độ tin cậy cao: Do tính chất phi tập trung khi lưu trữ dữ liệu, nếu một nút dữ liệu bị lỗi thì các nút riêng lẻ khác vẫn hoạt động bình thường, đảm bảo tính sẵn sàng cao và đáng tin cậy, góp phần duy trì hoạt động liền mạch của doanh nghiệp.

  • Tính linh hoạt và khả năng tương tác tốt: Kết hợp điện toán đám mây và blockchain giúp dễ dàng mở rộng - thu hẹp quy mô sử dụng dữ liệu, tùy chỉnh ứng dụng và truy cập các dịch vụ đám mây ở bất kỳ đâu. Bên cạnh đó, khả năng tương tác trên blockchain cũng được cải thiện thông qua việc tạo định dạng chuẩn cho dữ liệu.

Có thể kết hợp điện toán đám mây và blockchain để tăng hiệu quả sử dụng và mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

5. 5 ứng dụng khi kết hợp điện toán đám mây và blockchain

Doanh nghiệp có thể áp dụng đồng thời điện toán đám mây và blockchain trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực để mang đến hiệu quả tối ưu nhất. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật khi kết hợp điện toán đám mây và blockchain.

5.1. Xây dựng các nút xác thực blockchain dựa trên đám mây

Doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng các nút xác thực blockchain trong đám mây nhằm mục đích:

  • Bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu, tăng cường độ bảo mật.

  • Tránh tình trạng xâm nhập dữ liệu bất hợp pháp hay giả mạo thông tin.

  • Đảm bảo các giao dịch được xử lý nhanh chóng mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng.

  • Khả năng mở rộng quy mô được cải thiện và linh hoạt hơn.

Xây dựng các nút xác thực blockchain trên điện toán đám mây sẽ giúp tăng tính bảo mật của hệ thống tốt hơn

5.2. Tạo sàn giao dịch tiền điện tử

Tạo các sàn giao dịch điện tử thông qua việc sử dụng chuỗi khối trong điện toán đám mây là một trong những ứng dụng phổ biến giúp mang đến nhiều lợi ích như:

  • Tối ưu chi phí và thời gian giao dịch, đảm bảo quá trình này được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả nhất.

  • Tăng sự linh hoạt trong việc phát triển và tích hợp các công cụ lưu trữ, bảo mật.

  • Đơn giản hóa các quy trình, thủ tục liên quan đến thuế, giúp các cơ quan giám sát các giao dịch dễ dàng, hiệu quả.

Tạo sàn giao dịch tiền điện tử với blockchain và điện toán đám mây sẽ giúp tối ưu chi phí và thời gian hiệu quả

5.3. Xây dựng ứng dụng dựa trên blockchain

Doanh nghiệp có thể tận dụng các tính năng của blockchain và điện toán đám mây để xây dựng ứng dụng. Điều này giúp mang đến nhiều lợi ích nổi bật như: 

  • Cung cấp cơ sở hạ tầng linh hoạt và có thể mở rộng, cho phép các tổ chức triển khai và quản lý các ứng dụng blockchain dễ dàng.

  • Giảm thiểu sự phức tạp và yêu cầu về tài nguyên cho các doanh nghiệp, cho phép họ tập trung vào phát triển ứng dụng thay vì quản lý cơ sở hạ tầng.

  • Mang lại các tính bảo mật cao thông qua việc tận dụng các thuật toán mã hóa và cơ chế đồng thuận phi tập trung, công nghệ chuỗi khối đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của các giao dịch. Cơ sở hạ tầng đám mây bổ sung thêm một lớp bảo mật được kiểm soát mạnh mẽ, mã hóa dữ liệu và sao lưu tự động.

Tận dụng các tài nguyên của điện toán đám mây và blockchain để xây dựng ứng dụng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí hiệu quả

5.4. Ứng dụng phi tập trung (DApps)

Điện toán đám mây có thể cung cấp cơ sở hạ tầng và khả năng mở rộng linh hoạt để lưu trữ các ứng dụng phi tập trung được xây dựng trên nền tảng blockchain. Trong khi đó, Blockchain đảm bảo tính minh bạch và bảo mật của các giao dịch và dữ liệu của ứng dụng. Việc kết hợp cả hai sẽ giúp bổ trợ cho nhau và tạo ra hệ thống hoàn thiện nhất, đáp ứng nhu cầu sử dụng và sự phát triển của doanh nghiệp.

Xây dựng các ứng dụng phi tập trung với khả năng mở rộng linh hoạt và tính bảo mật cao

5.5. Internet vạn vật (IoT)

Điện toán đám mây có thể kết nối các thiết bị IoT để lưu trữ và xử lý dữ liệu. Trong khi blockchain cung cấp một môi trường an toàn và phi tập trung để ghi lại và xác thực các giao dịch, tương tác của thiết bị IoT. Sự kết hợp này giúp nâng cao hệ sinh thái IoT, tăng cường tính bảo mật, quyền riêng tư và độ tin cậy.

Ứng dụng điện toán đám mây và blockchain trong internet vạn vật giúp nâng cao hệ sinh thái, tăng tính bảo mật và quyền riêng tư

Có thể thấy, điện toán đám mây và blockchain đều có những ưu nhược điểm nhất định, phù hợp với những mục đích khác nhau của người dùng và doanh nghiệp. Trong đó, dịch vụ điện toán đám mây được sử dụng vô cùng phổ biến trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực.

Hiện nay, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT đã triển khai dịch vụ công nghệ điện toán đám mây VNPT Cloud với chất lượng vượt trội hàng đầu. Tất cả các tổ chức, doanh nghiệp có nhu ứng dụng số và chuyển đổi số đều có thể sử dụng dịch vụ.

Khách hàng khi sử dụng VNPT Cloud sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

  • Lựa chọn các gói dịch vụ linh hoạt theo nhu cầu, trả phí theo dung lượng đã dùng, giúp tối ưu chi phí và sử dụng hiệu quả.

  • Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu với hệ thống lưu trữ SAN (Storage Area Network), dữ liệu vẫn luôn được bảo toàn dù hệ thống gặp sự cố.

  • Cho phép người dùng quản trị hệ thống linh hoạt thông qua các thao tác như tự khởi tạo và thay đổi cấu hình máy ảo, mở rộng - thu hẹp hệ thống nhanh chóng, giúp nâng cao hiệu suất sử dụng.

  • Tính bảo mật và an toàn được nâng cao thông qua những công nghệ hàng đầu.

  • Dịch vụ được triển khai trên hạ tầng Trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn cao của VNPT.

  • Khách hàng được hỗ trợ 24/7 với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp giúp xử lý vấn đề nhanh chóng.

VNPT Cloud cung cấp dịch vụ bảo mật, an toàn và linh hoạt theo nhu cầu của khách hàng

Để được hỗ trợ thêm thông tin về dịch vụ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo một trong các kênh sau:

Comments

Popular posts from this blog

Tính năng của Cloud Server SSD - Ổ cứng phục vụ máy chủ đám mây

Community Cloud là gì? 6+ Ưu điểm khi sử dụng Community Cloud

Hybrid Cloud là gì? Ứng dụng của Hybrid Cloud