Tổng hợp quy định về điện toán đám mây tại Việt Nam
Điện toán đám mây đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu suất tối ưu và độ an toàn cao thì việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan là cần thiết. Dưới đây là tổng hợp những quy định về điện toán đám mây tại Việt Nam với những cập nhật mới nhất.
1. Quy định hiện hành về điện toán đám mây tại Việt Nam
Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, chính quyền Việt Nam đã đưa ra những quy định về điện toán đám mây nhằm làm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quá trình khai thác các dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam.
Các quy định về điện toán đám mây bao gồm bảo mật thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ và những khung pháp lý liên quan, cụ thể như sau:
1.1. Quy định về bảo mật thông tin cá nhân
Quy định về bảo mật thông tin cá nhân ra đời nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của quá trình quản lý thông tin cá nhân, bao gồm: Ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến mất mát hoặc rò rỉ dữ liệu, bảo vệ người dùng trước những cuộc tấn công mạng và nguy cơ truy cập trái phép từ bên thứ ba.
Hiến pháp năm 2013 đã hiến định rõ ràng về quyền bảo vệ thông tin bí mật cá nhân: Mọi cá nhân đều có quyền bảo vệ thông tin cá nhân của mình, bao gồm thư tín, điện thoại, và các hình thức giao tiếp khác. Người khác không được can thiệp, kiểm soát hoặc thu thập thông tin cá nhân một cách trái pháp luật.
Sau đó, quyền này được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật chuyên ngành quan trọng, bao gồm Luật Dân Sự 2015, Luật An Toàn Thông Tin Mạng 2015 và Luật An Ninh Mạng 2018. Đây là những nền tảng pháp luật quan trọng đảm bảo bảo mật thông tin cá nhân của người dùng dịch vụ.
Luật Dân Sự 2015 quy định về vấn đề an toàn, bảo mật thông tin cá nhân: Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các phương tiện giao tiếp riêng tư khác phải được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc mở, kiểm soát, hoặc giữ lại thông tin cá nhân của người khác chỉ có thể được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Luật An Toàn Thông Tin Mạng 2015 quy định tổ chức và cá nhân không được xâm phạm an toàn thông tin mạng của người khác: Bộ luật này đã đưa ra nguyên tắc bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu, bao gồm trách nhiệm của Chính Phủ trong việc bảo vệ dữ liệu riêng tư của cá nhân cùng với quá trình thu thập, sử dụng, sửa đổi, xóa thông tin cá nhân.
Luật An Ninh Mạng 2018 đưa ra quy định về các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam: Họ phải thông báo trực tiếp cho người dùng cũng như báo cáo với các lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng trong các trường hợp dữ liệu của người dùng bị mất, vi phạm hay bị hư hỏng. Những quy định này không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với quyền lợi của người dùng mà còn thể hiện sự minh bạch trong việc quản lý dữ liệu trên điện toán đám mây.
Yếu tố bảo mật thông tin cá nhân trong điện toán đám mây được Luật Việt Nam quy định
1.2. Quy định về quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ đã ra đời nhằm mang lại một môi trường kinh doanh tích cực, sáng tạo và công bằng. Quyền này bảo vệ người dùng lẫn nhà cung cấp, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng trong ngành cũng như tối ưu hóa chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt, quyền sở hữu trí tuệ khuyến khích sự nghiên cứu và phát triển công nghệ điện toán đám mây, tạo sự thúc đẩy đáng kể cho lĩnh vực này.
Cho đến nay, Pháp Luật Việt Nam đã đưa ra nhiều văn bản luật, nghị định cũng như thông tư chi tiết liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm: Luật SHTT 2009, Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, Nghị định số 28/2017/NĐ-CP sửa đổi và Nghị định số 131/2013/NĐ-CP với một số điều luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan & xử lý vi phạm hành chính. Những quy định này thể hiện sự cam kết của pháp luật về việc tạo ra một môi trường thương mại điện tử an toàn, minh bạch và công bằng.
Luật SHTT 2009 đưa ra thông tin rõ ràng về quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và một số quyền liên quan: Nhà nước công nhận và bảo hộ đối với quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích hoạt động sáng tạo cũng như quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố mà cần xin phép.
Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, Nghị định số 28/2017/NĐ-CP sửa đổi và Nghị định số 131/2013/NĐ-CP đều đưa ra những quy định về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt cũng như biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Các điều ước quốc tế bên cạnh pháp luật nội địa cũng thể hiện rõ sự đồng lòng tạo nên một cơ sở quốc tế bảo vệ, thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ và mở ra cơ hội hợp tác phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực này. Các điều ước ấy bao gồm:
Hiệp định TRIPS nhấn mạnh sự quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đảm bảo rằng các biện pháp, thủ tục thực thi không làm cản trở hoạt động thương mại hợp pháp.
Hiệp định giữa Việt Nam & Hoa Kỳ về quyền tác giả cam kết bảo hộ quyền tác giả của công dân hoặc người thường trú của đôi bên. Đôi bên hợp tác trong việc thi hành và ngăn chặn việc xâm phạm quyền tác giả.
Hiệp định giữa Việt Nam & Thụy Sĩ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 1999 đề cập sự quan trọng của sở hữu trí tuệ trong ngoại thương và quan hệ đầu tư giữa hai nước trong việc loại bỏ các cản trở đối với hoạt động thương mại. Hiệp định đề xuất các biện pháp và thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Mặc dù đã có những quy định rõ ràng trên trong các bộ luật, nghị định nhưng Việt Nam vẫn gặp không ít khó khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn. Điều này tạo ra một thách thức lớn cho Chính Phủ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để tăng cường khả năng thực thi cũng như giám sát môi trường thương mại điện tử văn minh.
Quyền sở hữu trí tuệ là yếu tố thúc đẩy ngành công nghệ viễn thông
1.3. Khung pháp lý về điện toán đám mây
Việc thiết lập một khung pháp lý chung nhất về điện toán đám mây là cốt lõi của ngành công nghiệp số hiện nay. Điều này sẽ mang đến sự minh bạch, công bằng trong quá trình sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây và tạo nền tảng cho quan hệ pháp lý với khách hàng.
Các quy định trong khung pháp lý gắn liền với quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng dịch vụ điện toán đám mây giữa nhà cung ứng và người tiêu dùng. Tức là các điều khoản trong khung pháp lý về điện toán đám mây được thiết kế dựa trên đặc điểm, tính chất của dịch vụ, đảm bảo sự minh bạch và linh hoạt trong quan hệ hợp đồng.
Thông tin quan trọng được quy định trong khung pháp lý có thể kể đến là các thông báo vi phạm, truy cập, truyền tải cũng như kiểm soát, lưu trữ dữ liệu. Nhờ thế, doanh nghiệp và người tiêu dùng hiểu rõ về các sự cố có thể xảy ra và những điều khoản bảo vệ họ. Ngoài ra, khung pháp lý cũng quy định rõ về những nội dung về quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ thông tin người dùng. Những điều này mang đến sự cam kết về quyền riêng tư và tạo nên môi trường trực tuyến an toàn và đáng tin cậy.
2. Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi)
Dự thảo Luật Viễn Thông (sửa đổi) được trình quốc hội thông qua vào tháng 11 năm 2023. Dự thảo này đánh dấu một bước quan trọng trong việc mở rộng không gian phát triển của doanh nghiệp với các quy định mới nhằm đảm bảo an toàn và an ninh trong lĩnh vực viễn thông. Những vấn đề mới được đề cập đến trong dự thảo Luật Viễn Thông bao gồm:
Mở rộng phạm vi áp dụng của Luật Viễn Thông với những dịch vụ trước đây không được quy định một cách rõ ràng: Các dịch vụ mới bao gồm dịch vụ nhắn tin, gọi miễn phí (OTT), điện toán đám mây (Cloud) và trung tâm dữ liệu (Data Center). Việc quy định rõ về các dịch vụ này sẽ mang đến sự rõ ràng, đa dạng và linh hoạt cho ngành công nghiệp viễn thông.
Đề cập đến những quy định mới: Dự thảo đặt ra những quy định mới trong việc đặt văn phòng đại diện, thỏa thuận thương mại, tỷ lệ vốn đầu tư đối với điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu. Những quy định mới tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Dự thảo Luật Viễn Thông (sửa đổi) tạo động lực phát triển cho ngành
Mặc dù những quy định này mang đến sự phát triển đáng kể cho Luật Viễn Thông nhưng cũng có không ít ý kiến trái chiều từ các chuyên gia. Tất cả những ý kiến này đều được đề cập trong hội thảo lấy ý kiến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước về Dự thảo Luật Viễn Thông và Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 13-2023 phát hành ngày 27-03-2023, cụ thể như sau:
Bà Đào Thị Nga - Liên minh Internet châu Á (AIC) phát biểu: “Dự thảo Luật Viễn thông đặt thêm gánh nặng pháp lý cho doanh nghiệp và khiến lợi ích tiềm năng của nền kinh tế gặp rủi ro bởi những tác động tiêu cực ngoài ý muốn.”
Phó giám đốc điều hành Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) Vũ Tú Thành nhấn mạnh về những rào cản mới trong dự thảo: “Các quy định trong dự thảo tạo nên những rào cản đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện toán đám mây và dịch vụ trung tâm dữ liệu”.
Ông Nguyễn Hồng Thắng - Cục trưởng Cục Viễn Thông chia sẻ “OTT là dịch vụ thay thế hoặc có khả năng thay thế với nhiều tính năng hơn so với dịch vụ viễn thông truyền thống cơ bản. Người dùng không gọi điện, nhắn tin qua số điện thoại nữa mà chỉ dùng toàn bộ OTT.”
Có thể thấy rằng Luật Viễn Thông (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hạ tầng viễn thông trở thành nền tảng chính của nền kinh tế số. Những quy định mới được đề cập nhằm giải quyết các hạn chế và bất cập, mở rộng không gian cho doanh nghiệp phát triển. Điều này thể hiện sự cam kết của Chính Phủ đối với sự đổi mới và tiến bộ trong lĩnh vực viễn thông.
Như vậy, trên đây là những quy định về điện toán đám mây. Có thể thấy rằng hiện nay, hệ thống pháp luật đang có sự quan tâm đặc biệt với lĩnh vực điện toán đám mây ngày càng quan trọng này. Việc quy định những điều luật rõ ràng mang đến sự cam kết về sự an toàn, công bằng và phát triển bền vững của ngành điện toán đám mây tại Việt Nam. Tham khảo thêm về các sản phẩm dịch vụ điện toán đám mây tại:
Website: https://onesme.vn
Hotline: 1800 1260
Email: onesme@vnpt.vn
Tư vấn miễn phí: https://bit.ly/oneSME_ContactUs
Comments
Post a Comment